Vật liệu lọc và hệ vi sinh

a. Tác dụng của hệ vi sinh trong việc phòng chống rêu hại và bệnh cho cá tép

Có một vấn đề gây nhức đầu cho người chơi thủy sinh là: hồ không châm dinh dưỡng thì cây èo ọt, không căng đẹp, thậm chí chết dần, nhưng khi châm dinh dưỡng vào thì rêu hại bùng phát. Vòng luẩn quẩn đó gây nãn lòng rất nhiều người, và theo nhiều người chơi thì cứ rêu hại là do dư dưỡng.

Điều này không phải khi nào cũng đúng, vì nếu dư dưỡng thì sao cây lại có dấu hiệu thiếu chất? mọi người chơi thủy sinh ít nhất cũng gặp trường hợp này 1 vài lần và lý do và hướng giải quyết lại là điều căn bản mà có lẻ vô tình các bạn đã bỏ qua: vật liệu lọc và hệ vi sinh.

Ngay từ khi mới tập chơi, ai cũng biết tầm quan trọng của hệ vi sinh, nhưng hiếm có người hiểu được bản chất của hệ thống lọc, một số người khác lại đi sai hướng. Ngoài chức năng khử chất hữu cơ, khử độc, chuyển hoá Nitrate (Vòng tuần hoàn Nitrogen), thì hệ vi sinh còn 1 chức năng tuyệt vời khác mà ít người biết: ĂN rêu hại.

Các bạn xem clip link youtube này để thấy cơ chế ăn rêu hại của vi sinh:

https://www.youtube.com/watch?v=io731XY8fH8

Vậy chúng ta có thể thấy rằng:

– Hệ vi sinh ổn sẽ trực tiếp tiêu diệt rêu hại, và rêu hại còn trong ở trạng thái chưa hình thành sẽ dễ dàng bị hệ vi sinh xoá xổ ngay từ trong trứng nước.

– Hệ vi sinh đủ độ già sẽ có khả năng tiêu diệt cả những loại rêu hại đã hình thành

– Hệ vi sinh đủ độ già có khả năng tiêu diệt khuẩn gây bệnh cho cá tép (nấm, ký sinh trùng…)

Để chứng minh điều mình vừa viết, các bạn có thể vào link này tham khảo. Tác giả là 1 người bạn, 1 thành viên trong nhóm nghiên cứu của mình tên là Nikolay Kraltchev:

https://caminoreal1975.com/biofilter-effect-on-algae/…

Giải thích sơ cho các bạn về link trên:

– Hồ 1: Nhiễm rêu nhớt xanh nặng, cách diệt: cho bộ lọc hồ ổn định vào hồ này, sau 7 ngày rêu nhớt xanh biến mất sạch. Sau 3 tháng rêu hại không quay lại, chỉ thay nước 10% mỗi 5 ngày, không Co2.

– Hồ 2: Hồ bị rêu chùm đen nặng, cách diệt: lấy cây bị nhiễm chùm đen cho qua 1 hồ có hệ vi sinh ổn định. Ngày 2-3 rêu chùm đen đã có dấu hiệu yếu, sau 2 tuần rêu chùm đen chết gần hết, sau 3 tuần sạch sẽ.

– Hồ 3: rêu tóc xanh nặng, cách diệt: Niko cho lớp mùn vi sinh trên bề mặt 1 hồ ổn định vào hồ bị rêu hại này. Sau 36h rêu tóc xanh đã có dấu hiệu yếu, sau 3.5 tuần hồ sạch sẽ.

Vậy mục tiêu của chúng ta là: bằng mọi cách phải làm cho hệ vi sinh ổn định càng sớm càng tốt, khi hệ vi sinh khoẻ thì hầu như rất khó bùng rêu hại, và dinh dưỡng các bạn châm vào sẽ thoải mái, an toàn và được cây sử dụng tốt hơn.

b. Tối ưu vật liệu lọc và tránh những sai lầm thường gặp

LỌC NÀO CÀNG NHANH BỊ YẾU, NGHẼN DÒNG THÌ CÀNG HIỆU QUẢ, LỌC NÀO MÀ 6 THÁNG ĐẾN 1 2 NĂM KHÔNG BAO GIỜ YẾU HAY NGHẼN DÒNG THÌ HỒ NÀY GẦN NHƯ LÀ VÔ DỤNG ngoài việc cung cấp dòng chảy. Đây cũng là 1 logic công bằng và dễ hiểu. Nếu để ý thì các bạn sẽ thấy bộ lọc nào full vll như matrix hay sứ lọc mà không có bông lọc thì hầu như chẳng bao giờ phải vệ sinh, và các bạn cũng có thể tự suy luận tính hiệu quả của nó.

– Một sai lầm người chơi thường mắc phải là dùng 100% matrix hay vật liệu lọc mắc tiền trong bộ lọc, không dùng bông lọc. Các bạn ấy cứ nghĩ là cứ dùng 100% vật liệu lọc mắc tiền là xong, hoặc quá tin vào quảng cáo của nhà sản xuất, rồi sao đó hồ rất lâu trong, hoặc có trong nước nhanh nhưng rất dễ bất ổn hệ vi sinh sau này. Matrix, subtrate pro, BioHome… là những sản phẩm chất lượng, nhưng 1 hệ thống lọc tốt luôn phải có bông lọc. Nếu các bạn để ý thì khi làm 1 hồ mới, thợ thầy set hồ có kinh nghiệm thường mang 1 tấm bông hồ cũ để vào lọc hồ mới, chứ không phải mang matrix hay sứ lọc qua. Mình đã thử nghiệm nhiều lần, hồ nào dùng bông lọc hồ cũ sẽ rất nhanh ổn định, còn mang sứ hay matrix hồ cũ qua thì hầu như không có tác dụng. Hãy nhớ luôn đảm bảo có ít nhất 50% tổng vật liệu lọc trong bộ lọc của bạn.

– Về cách chọn lựa bông lọc và tính hiệu quả của từng loại bông lọc các bạn có thể tham khảo ở link sau:

https://aquariumscience.org/index.php/7-1-review-of-media/

Tác giả bài viết này thử nghiệm nhiều loại vật liệu lọc cho hồ cùng thông số (cubic 40), và xem bao lâu thì nước “trong vắt”. Theo kết quả thì vật liệu lọc kaldnes, bông lọc 30 ppi, bùi nhùi rửa chén bát có hiệu quả làm trong nước nhanh hơn nhiều so với matrix hay biohome. Tuy nhiên theo mình thì sự chuẩn xác của các thí nghiệm trong link chỉ đúng ở vài điểm về phần bông lọc, còn về công dụng thấp của matrix, sub, ring hay bio… thật sự chưa chuẩn xác. Tác giả nhầm lẫn giữa thời gian làm nước trong và tính ổn định của hệ vi sinh. Nước trong vắt chưa hẳn là hệ vi sinh đã ổn.

Người đọc có thể tự rút ra tính hiệu quả của bông lọc cũng như những bất lợi của bông lọc là:

– bông lọc càng mịn, lỗ càng nhỏ và mật độ lỗ càng cao thì tác dụng cho vi sinh trú và làm trong nước càng tốt, tuy nhiên lại nhanh làm nghẽn dòng chảy hơn, ví dụ những loại 40-60 ppi (pores per inch – 40-60 lỗ nhỏ trên 1 inch). Những loại này đặc biệt hiệu quả nhưng lại làm nghẽn dòng sau vài ngày hoặc 1-2 tuần.

– Bông lọc nào lỗ to và mật độ lỗ càng thưa thì càng ít hiệu quả hơn trong việc xử lý nước, nhưng lại lâu làm nghẽn lọc, ví dụ loại 10-20 ppi (10-20 lỗ trên 1 inch) thì hầu như vài tháng mới làm nghẽn dòng chảy, nhưng tác dụng không cao

– Loại tối ưu nhất là loại 30 ppi, vừa có khả năng lọc nước, giữ vi sinh tốt, lại có thời gian làm nghẽn dòng không quá nhanh.

– Nếu như các bạn siêng và có nhiều thời gian vệ sinh lọc thì nên dùng loại 40-50 ppi, còn ít thời gian hay hơi lười thì nên mua loại 30 ppi.

– Nghệ thuật là cách cân bằng trong việc chọn vật liệu lọc hiệu quả và thời gian vệ sinh lọc không quá dày.

c. Có nên châm vi sinh và châm khi nào?

Vi sinh luôn hiện hữu và tự sản sinh trong bất cứ hệ thống lọc nào. Theo lý thuyết thì việc châm vi sinh là không bắt buộc. Nhưng nếu người chơi muốn có 1 hệ thống ổn định, kiểm soát được rêu hại, cây cá tép khoẻ mạnh, đặc biệt là những hồ thi, những hồ có động thực vật có giá trị cao về cả vật chất và tinh thần, thì việc châm vi sinh là vô cùng cần thiết. Lý do như sau:

– Đa số những loại vi sinh từ các hãng uy tín đều có lượng vi sinh tốt khổng lồ, dù 1 hệ thống thuỷ sinh có thể tự sản sinh ra hệ vi sinh tốt nhưng sẽ tốn thời gian và sẽ không bao giờ bao gồm tất cả những loại vi sinh tốt đó. Việc châm vi sinh này sẽ tiết kiệm thời gian và cung cấp 1 hệ vi sinh chất lượng hơn.

– Việc châm vi sinh thường xuyên sẽ có tác dụng tích cực rất rõ ràng, theo kinh nghiệm của ngành hải sản (tiền tỉ), họ luôn châm vi sinh mới cho hồ nuôi trồng của họ vì khi có vi sinh mới, những chủng vi sinh cũ sẽ hoạt động tốt hơn vì sự cạnh tranh tự nhiên này. Nếu các bạn thử hỏi đa số người chơi tép giá trị cao và bucep hạng cao thì sẽ thấy họ châm vi sinh mới hầu như hằng ngày.

– Vi sinh gần như sẽ nhân đôi số lượng trong vòng 1-2 ngày, nhưng số lượng nhân đôi đó chỉ là từ những chủng có sẵn trong hồ, việc châm vi sinh thường xuyên sẽ cung cấp những chủng mới để chúng tiếp tục sinh sôi.

– Số lượng và chủng vi sinh khi châm vào hồ sẽ luôn có xác xuất chết và hao hụt, và chủng bị chết đi sẽ không có cơ hội nhân đôi như trên, vì vậy việc châm vi sinh thường xuyên là cách tốt nhất để đảm bảo đủ chủng vi sinh có lợi trong hồ. Đây cũng là lý do các công ty khuyến cáo châm vi sinh hằng ngày nhất là 1-2 tuần khi mới set hồ.

nguồn: Phạm Thành Văn – Group IAPLC Vietnam.


Tin tức liên quan

Kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh
Kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh

83 Lượt xem

https://thuysinhduonglam.com/kinh-nghiem-cham-soc-ho-thuy-sinh.html Mình đã mất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu và đúc kết những điều này và gói gọn nó trong vài gạch đầu dòng sau : -         -  Tối ưu Co2 -         -  Ánh sáng vừa đủ -         -  Nước mát -         -  Hệ thống lọc tốt -         -  Dinh dưỡng tổng hợp -         -  Thả thiên địch Mình sẽ nói chi tiết từng gạch đầu dòng cho anh em hiểu rõ, thứ tự từ dưới lên tương ứng với mức độ quan trọng tăng dần của nó đến hồ thủy sinh.
Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh
Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh

589 Lượt xem

Lũa ra nhớt là hiện tượng rất bình thường, do đây là loại cây tươi được khai thác không phải loại lũa lõi khô. Khi vào hồ thủy sinh lũa sẽ tiết ra chất nhờn trắng như lòng trắng trứng gà bám theo thân lũa, nhìn khó chịu nhưng không phải vấn đề gì chỉ cần thả cá cho chúng ăn, hoặc lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ cho nó trôi ra, sau đó thay nước hút ra là xong. Nếu không quá vội bạn cứ ngâm lũa, layout chờ nhớt ra chà rửa sạch sẽ sau đó bắt đầu setup vào nền, vào cây là xong.
6 lỗi phổ biến của người mới chơi thủy sinh
6 lỗi phổ biến của người mới chơi thủy sinh

112 Lượt xem

Hiện nay, việc tự làm một hồ thủy sinh đã đơn giản hơn rất nhiều bởi kiến thức được chia sẻ trên internet hoàn toàn miễn phí, phụ kiện đa dạng, nguồn và giống cây trồng phong phú, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của người chơi. Tuy nhiên vẫn có những lỗi thuộc dạng cơ bản mà người chơi rất hay mắc phải, cho dù nguyên nhân do chủ quan hay khách quan thì đây cũng là những lỗi rất đáng tiếc, đôi khi làm “thui chột” cả một niềm đam mê.
Làm sao nước hồ cá trong và cách khắc phục
Làm sao nước hồ cá trong và cách khắc phục

124 Lượt xem

Đối với người chơi cá cảnh thủy sinh, ai cũng mong muốn có một hồ cá lúc nào cũng trong, xanh, sạch đẹp. Một hồ cá có nước trong vắt và ổn định là tiêu chí hàng đầu để lúc nào hồ cũng đẹp, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc. Nguyên nhân khiến nước hồ cá cảnh bị đục, bốc mùi, có rêu xanh,…bắt nguồn ở khá nhiều lý do. Trong đó lý do lớn nhất chính là ở người chăm sóc. Vì vậy nếu muốn xử lý nước hồ cá cảnh hiệu quả nhất, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân này.
20+ mẫu hồ thủy sinh đẹp
20+ mẫu hồ thủy sinh đẹp

841 Lượt xem

Top những mẫu hồ thủy sinh đẹp và các phong cách thủy sinh cho các bạn tham khảo Bạn muốn có một hồ thủy sinh thật đẹp để trang trí bàn làm việc, để phòng khách cho không gian tươi mát, hãy tham khảo các mẫu qua các phong cách thủy sinh để quyết định chọn cho mình một mẫu thật đẹp.
Hồ cá bị xanh nước và cách xử lý khắc phục
Hồ cá bị xanh nước và cách xử lý khắc phục

128 Lượt xem

 Nguyên nhân chính do tảo lục và tảo lam gây nên,  đây là loại tảo được hình thành và phát triển từ phân hoặc thức ăn thừa của cá. Bạn cho cá quá nhiều lần trong ngày cũng như lượng thức ăn quá nhiều cá không ăn hết tồn đọng.  Nguyên nhân thứ hai là đèn để quá sáng, hoặc bật 24/24  suốt ngày đêm sẽ gây hiện tượng nước xanh

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng