Bố cục thủy sinh – mối tương quan giữa layout và cây trồng trong bể thủy sinh

Một bố cục thủy sinh nói chung được hình thành từ 2 phần cốt lõi là layout (phần sắp xếp lũa, đá hay còn gọi là hardscape) và cây trồng.

Layout giống như một bộ khung đỡ, người chơi sẽ thêm cây trồng vào để hoàn thiện tác phẩm, layout tương đối khó để thay đổi trong quá trình chơi còn cây trồng thì dễ hơn nhiều.

Vì layout là yếu tố xương sống nên nó phải được định hình ngay từ đầu. Cũng chính vì điều này mà xảy ra tình trạng các bạn tập trung cho layout quá nhiều thời gian và công sức, một layout quá hoàn hảo đôi khi khiến bạn lúng túng, không biết phải trồng cây gì, vào đâu cho hợp. Trong tình huống này thì thường là bể thủy sinh sẽ được chuyển hướng đột ngột sang thể loại biotope để giữ được tất cả các nét đẹp của layout.

Layout và cây trồng có thể được coi như 2 người bạn thân, nâng đỡ, bổ trợ cho nhau để hình thành nên một bể thủy sinh đẹp. Tuy nhiên đôi khi cũng có những sự “cạnh tranh”, layout  chiếm chỗ của cây trồng và ngược lại. Do đó, để có thể “giảng hòa” thì người chơi cần phải khéo tính toán một chút.

 Chúng ta hãy nhìn vào một ví dụ cực nổi tiếng của ADA, một bể thủy sinh với phần layout không có gì ấn tượng, thậm chí bạn khó có thể hình dung được tác giả sẽ vào cây như thế nào. Nhưng rồi khi nhìn sản phẩm cuối cùng chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi có sự xuất hiện của cây trồng thì tất cả đã lột xác hoàn toàn.

một bố cục hoàn thiện của ADA

Các bạn thấy đó, layout hay cây trồng không hoàn toàn quyết định được vẻ đẹp của một bể thủy sinh, đó là sự kết hợp hài hòa của cả 2. Do đó khi setup các bạn nên có sẵn cây trồng để ướm thử, như vậy sẽ dễ nhận ra các điểm tốt, xấu của layout để kịp thời chỉnh sửa hoặc có kế hoạch “chữa lỗi” layout bằng cây trồng.

Tầm quan trọng của layout

 Tuy tỷ lệ mức độ ảnh hưởng tới sự thành công của bố cục là 50-50 chia đều cho layout và cây trồng nhưng trong một số trường hợp layout lại là yếu tố quyết định. Ví dụ như trong phong cách iwagumi, bộ đá phải được chọn lựa rất kỹ và sắp xếp làm sao để toát lên được cái hồn của nghệ thuật vườn Nhật, cây trồng chỉ để làm nền mà thôi.

 Đối với một bể thủy sinh thông thường layout phải đảm bảo chắc chắn, không sụt lún, không xô lệch khi vào nước. Như ADA đã hướng dẫn trong nhiều video setup bể thủy sinh thì đá và lũa thường được đặt vào sau khi trải nền, tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý với những bố cục phức tạp hoặc khối lượng đá lớn thì nên thực hiện sắp xếp bố cục trước rồi mới vào nền, như vậy sẽ giảm đáng kể rủi ro bị sụt lún. Nếu bố cục có cả đá và lũa thì nên tìm cách cố định chúng vào nhau thật chắc chắn để tình trạng về sau, trong quá trình bảo dưỡng bạn có lỡ tay gạt phải một cành lũa thì bố cục cũng không bị xô lệch nghiêm trọng (mà thường là không thể sửa được nữa).

 Có nhiều người sử dụng nhiều phương pháp kết dính để cố định layout như các loại keo hoặc keo trộn với cát, mùn cưa. Điều đó sẽ mang lại sự chắc chắn nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc sẽ gắn chết bố cục đó, rất khó để rã các nguyên liệu ra thực hiện các bố cục khác, điều đó dường như đang đi ngược lại với ý nghĩa của cụm từ “tự nhiên”. Hãy nhìn vào ADA, đôi khi họ sử dụng silicon để gắn đá xuống mặt kính nhưng silicon rất dễ tẩy rửa, không khó như việc tẩy các loại keo. Trong một số trường hợp BOUaqua cũng buộc phải sử dụng chất kết dính và keo bọt được lựa chọn vì nó cũng dễ tẩy rửa, không để lại các vết “tàn phá” trên lũa, đá, rất tiện để sử dụng lại cho các bố cục khác.

Tầm quan trọng của cây trồng

 Có thể thấy rõ nhất trong các bể thủy sinh phong cách Hà Lan hiện đại (bởi phong cách Hà Lan cổ điển không sử dụng lũa, đá trang trí). Đối với những bố cục xác định layout chỉ là bộ khung cơ bản thì cây trồng sẽ chịu trách nhiệm chính tạo ra các mảng màu sắc, những khoảng sáng tối hài hòa, hợp lý để tạo nên vẻ đẹp của sản phẩm cuối cùng.

 Để có thể sắp xếp và lựa chọn cây trồng hợp lý thì nhất thiết bạn phải hiểu về từng loài cây ở mức cơ bản (màu sắc ra sao, hình dạng phiến lá, chiều cao tối đa, môi trường sống, nhu cầu dinh dưỡng, tốc độ mọc…) để tránh những sai lầm không đáng có. Một số quy tắc đơn giản các bạn có thể áp dụng:

  • Cây thấp trồng phía trước, cây cao phía sau
  • Cây đỏ và các loài cần nhiều sáng ưu tiên trồng ở giữa
  • Cây lá nhỏ có thể tạo bụi dày tốt hơn cây lá lớn
  • Cây lá lớn trồng phía trước, ưu tiên 2 bên góc hồ để tạo cảm giác xa – gần
  • Các loại cây ưa bóng râm phù hợp trồng dưới tán lũa hoặc để che gốc cho cây cắt cắm phía sau

Thật sự là không quá khó để nắm được mối liên quan giữa layout và cây trồng để tạo nên một bể thủy sinh đẹp.

-Bouaqua-


Tin tức liên quan

Top 10 các loại vật liệu lọc xử lý nước hiệu quả hồ cá thủy sinh
Top 10 các loại vật liệu lọc xử lý nước hiệu quả hồ cá thủy sinh

317 Lượt xem

Hồ cá thủy sinh là hệ sinh thái khép kín, có dòng nước tuần hoàn luân chuyển từ nơi có cây cá qua hệ thống lọc trở lại hồ.

 Trong dòng nước luân chuyển đó bao gồm phân cá, thức ăn thừa, cặn bẩn…đi vào hệ thống lọc, tại đây nếu sắp xếp và sử dụng vật liệu lọc không đúng thì xem như hệ thống lọc mất tác dụng.

Phòng ngừa rêu hại thủy sinh như thế nào ?
Phòng ngừa rêu hại thủy sinh như thế nào ?

263 Lượt xem

Rêu hại trong hồ thủy sinh là gì?

  Rêu hại trong hồ thủy sinh là các loại rêu tự phát không mong muốn, chúng tấn công bám vào các cây thủy sinh, đá, lũa, bề mặt hồ kính nhìn rất mất thẩm mỹ.

Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh
Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh

4309 Lượt xem

Lũa ra nhớt là hiện tượng rất bình thường, do đây là loại cây tươi được khai thác không phải loại lũa lõi khô. Khi vào hồ thủy sinh lũa sẽ tiết ra chất nhờn trắng như lòng trắng trứng gà bám theo thân lũa, nhìn khó chịu nhưng không phải vấn đề gì chỉ cần thả cá cho chúng ăn, hoặc lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ cho nó trôi ra, sau đó thay nước hút ra là xong. Nếu không quá vội bạn cứ ngâm lũa, layout chờ nhớt ra chà rửa sạch sẽ sau đó bắt đầu setup vào nền, vào cây là xong.

Chọn mua đèn thủy sinh sao cho phù hợp ?
Chọn mua đèn thủy sinh sao cho phù hợp ?

1021 Lượt xem

Yếu tố đầu tiên để chọn đèn thủy sinh là bạn nên chọn phong cách hồ thủy sinh mình muốn setup để quyết định mua đèn phù hợp với nhu cầu của mình.

Tổng hợp các loại tép thủy sinh dễ nuôi cho người mới
Tổng hợp các loại tép thủy sinh dễ nuôi cho người mới

894 Lượt xem

Tép thủy sinh hay tép cảnh có kích thước khá nhỏ dài từ 1- 2cm, thân to 1-1,5mm, rất được mọi người chơi thủy sinh yêu thích bởi màu sắc sặc sỡ của nó. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại khiến cho người mới rất khó chọn lựa

6 lỗi phổ biến của người mới chơi thủy sinh
6 lỗi phổ biến của người mới chơi thủy sinh

292 Lượt xem

Hiện nay, việc tự làm một hồ thủy sinh đã đơn giản hơn rất nhiều bởi kiến thức được chia sẻ trên internet hoàn toàn miễn phí, phụ kiện đa dạng, nguồn và giống cây trồng phong phú, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của người chơi. Tuy nhiên vẫn có những lỗi thuộc dạng cơ bản mà người chơi rất hay mắc phải, cho dù nguyên nhân do chủ quan hay khách quan thì đây cũng là những lỗi rất đáng tiếc, đôi khi làm “thui chột” cả một niềm đam mê.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng