Hướng dẫn setup chăm sóc hồ rêu thủy sinh

Bài này nói về chủ đề rêu thôi, các bạn mới nhập môn đều mong muốn làm được 1 chiếc hồ vừa đẹp, vừa rẻ, hợp túi tiền hay nói nôm na là ngon bổ rẻ và bắt đầu với hồ chi phí thấp, càng rẻ càng tốt. Nhưng trên thực tế điều đó là rất khó vì vốn dĩ môn chơi này cũng là khá tốn kém, 1 hồ thủy sinh muốn phát triển tốt, chơi được lâu dài cả năm hoặc vài năm (còn liên quan độ bền bố cục, phần setup ban đầu),

Nguồn : An Bình Lee

 quan trọng nhất vẫn là các yếu tố hệ vi sinh, đèn, co2, làm mát. Vậy mình sẽ phân tích những thứ gây tốn kém để các bạn cân nhắc đầu tư phần cứng để vừa đủ hợp lý, ko bị thiếu.

Đầu tiên là việc làm mát, với hồ rêu, các bạn vẫn thường nghe mọi ng nói: nước thật mát rêu mới xanh. Thật ra, rêu cũng ko đòi hỏi phải quá mát lạnh rêu mới xanh. Như các hồ bạn thấy trên đây và như hồ thác cát phía trên là 1 điển hình, mình chỉ xài 1 quạt mini 6x6 cho hồ 60x40x40 nhưng rêu vẫn xanh ngắt. Vậy việc làm mát là cần thiết có chiller thì tốt, ko có thì quạt làm mát (phải châm nước vì bay hơi), nhưng cũng ko phải vì vậy mà chạy quá nhiều quạt, vì nó chỉ khiến mình mau phải châm nước. 1 bộ quạt cho hồ thủy sinh cũng chỉ khoảng 100k.

Kế tiếp là đèn chiếu sáng, rất nhiều chỉ đầu tư 1 cây led siêu rẻ vì nghĩ chỉ cần ánh sáng cho cây quang hợp. Nhưng mình đảm bảo 1 cây led rẻ tiền vài chục tới hơn 100k trước hết là làm màu rêu và màu bố cục hồ của m ko thực sự bắt mắt và không đủ điều kiện tốt để cây quang hợp phát triển đẹp. Mình đã thử nghiệm trên cùng một hồ với 2 loại đèn: rẻ và xịn thấy qua thời gian có sự khác biệt hẳn. Rêu ko cần ánh sáng mạnh, nhưng nhiệt độ màu phải phù hợp, theo mình trong khoảng 8000-10000K là hợp lý và nên đặt cao thêm chút để ánh sáng phân bố đều hồ hơn và đỡ nóng, các đèn quá rẻ thì ko thể đòi hỏi quang phổ cũng như nhiệt độ màu phù hợp cho rêu lên đẹp đc.

Bên cạnh đèn, co2 cũng là 1 yếu tố quan trọng. Nhiều người có quan niệm, chơi rêu thì ko cần co2. Nhưng điều này ko đúng. Hầu hết các loại cây chứ ko chỉ rêu, khi ko có co2 nó vẫn sống, duy trì, nhưng èo uột, ko căng. Vì vậy, tốt nhất nên có 1 bộ co2, cũng ko nên chế bình co2, về lâu dài là ko hiệu quả mà cũng là tốn kém. Việc đầu tư 1 bình co2 kết hợp van điện thì cũng xài đc rất lâu nếu mở vừa đủ, tuy hơi tốn lúc đầu khoảng hơn 1tr nhưng lại giúp hồ rêu đẹp, căng. Chia cho tg xài lâu dài thì cũng ko quá tốn. Còn trong trường hợp b vẫn ko đủ đầu tư bình co2. Thay nước thường hơn mức định kỳ cũng giúp thêm chút ít co2 tự nhiên cho hồ, dù điều này cũng khiến hồ mau cạn dưỡng hơn.

Vấn đề tiếp theo là hệ vi sinh. Hệ vi sinh trong hồ rất quan trọng. Hệ vi sinh yếu cũng khiến hồ rêu ko đẹp. Vậy bạn cần đầu tư 1 dàn lọc đủ tốt, và vật liệu lọc tốt( m sẽ có 1 bài nói về khác nhau giữa matrix và nham thạch trắng là 2 thứ mọi ng hay tranh cãi nếu có thời gian) để duy trì hệ vi sinh luôn ổn. Với hồ kích thước trung tới to, mình thường sử dụng lọc chính kết hợp lọc phụ qua các van double tap, vừa tiện dụng khi vệ sinh lọc phụ, cũng ko ảnh hưởng quá lớn đến tổng hệ vi sinh, giúp hồ sạch hơn, vừa giúp việc vệ sinh dễ dàng, đỡ mồi nước...đối với hồ để bàn, mình chỉ cần 1 lọc treo công suất vừa đủ tùy kích thước hồ. Mình thường ko sử dụng lọc thác quá rẻ mình thấy nó ko tạo dòng tốt và đẩy luân chuyển co2 cũng ko hiệu quả bằng lọc treo hoặc lọc chế mini. Đầu tư 1 dàn lọc vừa đủ nhưng hiệu quả ( ko cần quá đẹp, sang chảnh nếu ko đủ điều kiện cho ng mới bắt đầu) là chân ái, và đỡ tốn tiền đổi nâng cấp khi nhận ra vấn đề sau này thay vì lọc cùi và tốn tiền châm vi sinh liên tục. Thật vậy, m chơi hồ bố cục, hồ tép màu ở nhà cũng nhiều, nhưng nhà m trc giờ ko có 1 chai vi sinh nào cả nhưng mọi thứ cũng vẫn ổn, nước vẫn trong, cá vẫn ổn, m chỉ mua vi sinh cho khách khi khách muốn khởi tạo nhanh hoặc có điều kiện, yêu cầu..., 1 hệ lọc vừa đủ dành cho hồ giúp m tiết kiệm khá nhiều chi phí thuốc men cá bệnh..về sau.

Bên cạnh đó, rêu có những loại rêu dễ, những loại rêu khó đến rất khó, những rêu dễ java, weeping, spiky thì độ thích nghi môi trường cao (như hồ rêu trong hình hồ cây bonsai ghi chú sau 1,5 năm. Rêu này m cũng ko rõ tên, nó mềm sợi mỏng, nhưng nó rất khỏe. Trong khi rêu mntw bị vàng cuống bên trong, màu ko đủ xanh, rớt dần khỏi tán, weeping màu xuống sắc thì nó vẫn phát triển xanh mướt, dù điều kiện hồ cũng ko thực sự tốt). Những loại khó như mntw tuy nó rất đẹp nhưng cũng khó chăm đẹp vì rất dễ vàng bên trong, rơi khỏi giá thể, đòi hỏi nước sạch, tỉa thường hơn và mnfiss cũng thuộc loại ko dễ lắm nếu muốn thực sự đẹp.

Ngoài các yếu tố trên, khi bạn thấy cũng đã đầu tư phần cứng khá ok, nhưng màu rêu vẫn chưa thật sự bắt mắt thì cần chú ý đến vấn đề này mà ít ng để ý là yếu tố ph và độ cứng nước cũng chi phối. Bạn có từng hỏi sao hồ fiss của mình bị vàng, đen hư dần dù đã đầu tư phần cứng tạm ổn. Vì sao các hồ sử dụng full rất nhiều lũa (ph thấp) hoặc full đầy đá da voi, đá vỉa, tai mèo( ph rất cao), rêu fiss thường có màu ko đẹp bằng các hồ lũa vừa phải hoặc hồ đá ko có hoặc ít đá loại tăng ph.Theo kinh nghiệm quan sát của mình. Trong 1 hồ ph trung tính, độ cứng vừa phải, hầu hết các loại rêu đều phát triển tốt. Và những loại rêu nhạy cảm dễ đen, vàng như fiss rất ko thích ph cao (m quan sát điều này khi so sánh rất nhiều hồ fiss trong 1 số điều kiện các hồ rất nhiều đá vỉa, da voi, các hồ thác mà xài cát TQ-cát thạch anh đá nghiền tăng ph cao (cát trắng biển ko bị tăng ph) với các hồ đá tiger, gỗ hóa thạch(trung tính), đá đen GL, fiss lên đẹp, có sự khác biệt khá nhiều.

Ngoài các yếu tố trên còn yếu tố bộ nền, chăm sóc, vệ sinh thay nước, nuôi các loại động vật thủy sinh phù hợp, kỹ thuật chăm sóc cũng chi phối đến tổng thể hồ. Nếu các bạn muốn 1 hồ rêu thủy sinh đẹp, chơi đc lâu dài nhưng kinh phí quá hạn hẹp là rất khó. Các dạng hồ quá rẻ, mình gọi là hồ mì ăn liền, thật ra chỉ đẹp khi vừa mới set, vì rêu bạn mua được ng bán chăm sóc trong điều kiện tốt, xanh đẹp sẵn, về gỡ ra gắn lên, nhưng qua chừng 1 thời gian cực ngắn sau đó liền xấu đi, bạn ko hiểu lý do vì sao, rồi bạn chán nản, bỏ thí luôn, hoặc phải tốn tiền nâng cấp dần thì nó còn tốn kém hơn bạn đầu tư vừa đủ 1 lần. Vậy trước khi làm hồ thì nên cân nhắc kỹ nếu kinh phí ko đủ, thì ko nên lên hồ quá to, giảm kích thước lại, thà nhỏ nhưng đủ chất lượng còn hơn hồ to mà thiếu trước hụt sau. Còn hồ nhỏ rồi mà vẫn ko đủ kinh phí, thời gian thì có thể cân nhắc dạng hồ nhàn hơn, ít kinh phí hơn và dễ chăm hơn như các dạng biotop đơn giản, tối giản cũng có nét riêng.

Chúc các bạn setup/sắm được 1 hồ ưng ý cho riêng mình để chill.


Tin tức liên quan

Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh
Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh

2268 Lượt xem

Lũa ra nhớt là hiện tượng rất bình thường, do đây là loại cây tươi được khai thác không phải loại lũa lõi khô. Khi vào hồ thủy sinh lũa sẽ tiết ra chất nhờn trắng như lòng trắng trứng gà bám theo thân lũa, nhìn khó chịu nhưng không phải vấn đề gì chỉ cần thả cá cho chúng ăn, hoặc lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ cho nó trôi ra, sau đó thay nước hút ra là xong. Nếu không quá vội bạn cứ ngâm lũa, layout chờ nhớt ra chà rửa sạch sẽ sau đó bắt đầu setup vào nền, vào cây là xong.

6 lỗi phổ biến của người mới chơi thủy sinh
6 lỗi phổ biến của người mới chơi thủy sinh

189 Lượt xem

Hiện nay, việc tự làm một hồ thủy sinh đã đơn giản hơn rất nhiều bởi kiến thức được chia sẻ trên internet hoàn toàn miễn phí, phụ kiện đa dạng, nguồn và giống cây trồng phong phú, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của người chơi. Tuy nhiên vẫn có những lỗi thuộc dạng cơ bản mà người chơi rất hay mắc phải, cho dù nguyên nhân do chủ quan hay khách quan thì đây cũng là những lỗi rất đáng tiếc, đôi khi làm “thui chột” cả một niềm đam mê.

Chọn mua đèn thủy sinh sao cho phù hợp ?
Chọn mua đèn thủy sinh sao cho phù hợp ?

344 Lượt xem

Yếu tố đầu tiên để chọn đèn thủy sinh là bạn nên chọn phong cách hồ thủy sinh mình muốn setup để quyết định mua đèn phù hợp với nhu cầu của mình.

Xử lý cá bị nấm trắng và phòng  bệnh cá như thế nào ?
Xử lý cá bị nấm trắng và phòng bệnh cá như thế nào ?

500 Lượt xem

 Nếu bạn nhìn thấy cơ thể cá có lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng như hạt cát, đây chính là biểu hiện của việc cá đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.

Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.

Kinh nghiệm mua phụ kiện thủy sinh thanh lý
Kinh nghiệm mua phụ kiện thủy sinh thanh lý

629 Lượt xem

  Vì nhiều lí do một số anh em sau một thời gian chơi thủy sinh không có thời gian chăm sóc sẽ thanh lý hồ thủy sinh của mình.

  Sẽ có nhiều anh em muốn tiết kiệm chi phí so với mua hàng mới nên sẵn sàng săn các phụ kiện thủy sinh thanh lý này, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều vấn đề xung quanh chuyện mua bán phụ kiện thủy sinh thanh lý.

Bố cục thủy sinh – mối tương quan giữa layout và cây trồng trong bể thủy sinh
Bố cục thủy sinh – mối tương quan giữa layout và cây trồng trong bể thủy sinh

349 Lượt xem

Một bố cục thủy sinh nói chung được hình thành từ 2 phần cốt lõi là layout (phần sắp xếp lũa, đá hay còn gọi là hardscape) và cây trồng.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng