Lọc bị air và cách xử lý

  Lọc hay có hiện tượng bị bọt khí hay kêu nhẹ ở đường nước out mọi người hay gọi là bị air, tình trạng này không làm ảnh hưởng hư hại gì cho lọc tuy nhiên nhìn bọt khí và tiếng kêu mọi người hay khó chịu.

 Dưới đây là các nguyên nhân có thể xảy ra khiến cho lọc thủy sinh của bạn bị air:

Do lọc mới bạn mới mua lọc và lọc vẫn chưa đẩy được hết không khí ra ngoài, hoặc do vật liệu lọc mới chúng vẫn chứa nhiều khí và chưa ngấm hết nước, do đó lọc cũng phải hoạt động một thời gian trước khi vật liệu lọc ngấm nước và đầu out hết bị air.

Nắp lọc chưa chặt khiến cho không khí đi vào trong, do nắp bị vênh, hoặc ron không ép chặt.

Do hở phần nối đầu In/ Out có thể ron phần nối đầu In Out của lọc cũng có thể bị xẹp, đứt do dùng lâu. Bạn có thể mua đầu nối mới hoặc mua các loại ron thay thế để khắc phục vấn đề.

Do có lọc váng nếu lọc của bạn tích hợp cả lọc váng thì bạn sẽ không thể tránh được tình trạng lọc bị air. Lý do là bởi khi hút nước thì lọc váng cũng hút cả không khí ở bên trên, nên khi nước bị hụt dưới lọc váng cần châm nước thêm, hoặc tháo đầu lọc váng.

Do ống bị hở đường ống nối đôi khi có thể bị nứt, vỡ do lỗi của nhà sản xuất hoặc bạn vô tình làm vỡ mà không biết.

Khắc phục lọc bị air

  • Từ các nguyên nhân trên bạn kiểm tra lại các vị trí có khả năng bị hở làm khí tràn vào khắc phục cho kín
  • Hãm bớt dòng out cũng là cách hạn chế air vì có khả năng lượng nước đầu vào cấp không đủ cho bơm nhất là các dòng lọc treo.

Tin tức liên quan

Ốc hại thủy sinh và cách xử lý
Ốc hại thủy sinh và cách xử lý

625 Lượt xem

Ốc hại thủy sinh xuất hiện trong hồ nguyên nhân là từ việc bạn sử dụng các loại nền, cát sỏi và cây thủy sinh, trứng ốc ẩn trong đó và khi gặp nước với điều kiện thuận lợi sẽ nở phát triển dày đặc trong hồ.

6 lỗi phổ biến của người mới chơi thủy sinh
6 lỗi phổ biến của người mới chơi thủy sinh

273 Lượt xem

Hiện nay, việc tự làm một hồ thủy sinh đã đơn giản hơn rất nhiều bởi kiến thức được chia sẻ trên internet hoàn toàn miễn phí, phụ kiện đa dạng, nguồn và giống cây trồng phong phú, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của người chơi. Tuy nhiên vẫn có những lỗi thuộc dạng cơ bản mà người chơi rất hay mắc phải, cho dù nguyên nhân do chủ quan hay khách quan thì đây cũng là những lỗi rất đáng tiếc, đôi khi làm “thui chột” cả một niềm đam mê.

Rêu hại thủy sinh và cách xử lý
Rêu hại thủy sinh và cách xử lý

389 Lượt xem

1. Tảo nâu (Diatoms)

2. Rêu chùm đen (Black Beard Algae – BBA)

3. Rêu đốm xanh (Green Spot Algae – GSA)

4.  Rêu Tóc  (Hair Algae)

5. Rêu nhớt xanh (Blue Green Aglae)

6. Rêu nước xanh (Green water)

7. Rêu bụi xanh (Green Dust Alage – GDA)

8. Rêu Lông Tơ (Fuzz Algae)

Làm sao nước hồ cá trong và cách khắc phục
Làm sao nước hồ cá trong và cách khắc phục

815 Lượt xem

Đối với người chơi cá cảnh thủy sinh, ai cũng mong muốn có một hồ cá lúc nào cũng trong, xanh, sạch đẹp. Một hồ cá có nước trong vắt và ổn định là tiêu chí hàng đầu để lúc nào hồ cũng đẹp, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc.

Nguyên nhân khiến nước hồ cá cảnh bị đục, bốc mùi, có rêu xanh,…bắt nguồn ở khá nhiều lý do. Trong đó lý do lớn nhất chính là ở người chăm sóc. Vì vậy nếu muốn xử lý nước hồ cá cảnh hiệu quả nhất, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân này.

Hướng dẫn quy trình 10 bước chăm sóc hồ thủy sinh
Hướng dẫn quy trình 10 bước chăm sóc hồ thủy sinh

632 Lượt xem

  Hồ thủy sinh là hệ sinh thái khép kín nuôi cây, cá trong hồ kính. Chúng ta cần vệ sinh chăm sóc định kỳ hàng tuần hay hàng tháng tùy theo thể tích hồ lớn hay nhỏ, điều cần lưu ý là cần thực hiện tuần tự theo quy trình để đảm bảo cá, cây không bị khuấy động sốc môi trường.

Phòng ngừa rêu hại thủy sinh như thế nào ?
Phòng ngừa rêu hại thủy sinh như thế nào ?

250 Lượt xem

Rêu hại trong hồ thủy sinh là gì?

  Rêu hại trong hồ thủy sinh là các loại rêu tự phát không mong muốn, chúng tấn công bám vào các cây thủy sinh, đá, lũa, bề mặt hồ kính nhìn rất mất thẩm mỹ.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng