Co2 thủy sinh và những cách trộn co2 thông dụng

Đầu tiên, các bạn mới chơi hay hiểu nhầm là khí co2 trộn tan hoàn toàn, không còn bọt khí li ti bắn ra từ dòng out của lọc là hiệu quả nhất. Điều này chưa thật sự chính xác.

Mình sẽ lên danh sách những cách trộn co2 thông dụng và nêu ra điểm mạnh yếu của từng loại như sau:

1. Cách trộn co2 cổ điển nhất là bằng cốc sủi co2 trong hồ

– Điểm mạnh: dễ dàng sử dụng, có thể làm trang trí, hiệu ứng đẹp

– Điểm yếu: lãng phí co2, trộn không hiệu quả vào nước (20-30%), phải vệ sinh cốc sủi thường xuyên.

Kết luận: cốc sủi co2 nên sử dụng cho những hồ nhỏ, những hồ không cần quá nhiều co2 như hồ rêu, dương xỉ, hồ ít đèn – low tech.. Điểm: 3/10

Lời khuyên: nên để cốc sủi dưới dòng out của lọc để nước đưa bọt khí co2 đi khắp hồ.

2. Trộn co2 bằng bộ trộn cánh quạt ngoài như của hãng ista.

– Điểm mạnh: trộn co2 cực hiệu quả (80-90%), vẫn có bọt li ti đánh thẳng vào cây, ít phải vệ sinh

– Điểm yếu: làm giảm dòng của lọc, đôi lúc bị nghẹt cánh quạt

Kết luận: trộn ngoài cánh quạt cực hiệu quả, có thể dành cho mọi loại hồ, nhưng khi dùng trộn cánh quạt nên để ý đến dòng chảy, phải đảm bảo dòng chảy mạnh để luân chuyển co2 khắp hồ

Lời khuyên: nên dùng bơm mạnh cho trộn kiểu này, nếu có thể thì kết hợp với loại sủi chữ T ở mục 3

3. Trộn co2 bằng bộ trộn chữ T mufan hay của Jbl

– Điểm mạnh: Không giảm dòng lọc, bọt li ti bắn ra rất hiệu quả

– Điểm yếu: gây nhiều bọt li ti trong hồ, 1 số người chơi không thích. Phải vệ sinh miếng sứ trong trộn, hơi lãng phí co2 nếu cho 1 lượng lớn co2 vào hồ, bọt khí sẽ nổi lên mặt nước tương đối nhiều

Kết luận: dành cho hồ cần 1 lượng lớn co2, lọc yếu hoặc người chơi không thích bị giảm dòng chảy. Nên kết hợp với trộn cánh quạt ista.

4. Trộn co2 bằng bộ trộn ngoài kiểu jagno, plant care

– Điểm mạnh: ít gây giảm dòng, trộn hiệu quả, không gây bọt ở đầu out

– Điểm yếu: khi cho 1 lượng lớn co2 vào thì hiệu quả bị giảm, phải đi kèm với lọc mạnh, không có bọt ti li cũng là 1 khuyết điểm của dòng trộn loại này.

– Kết luận: Dành cho người không thích bụi co2 trong hồ, dành cho hồ không cần 1 lượng lớn co2

– Lời khuyên: nếu kết hợp với loại phun bọt ti li thì hiệu quả sẽ rất cao

5. Cho co2 thẳng vào dòng in của lọc

– Điểm mạnh: không gây giảm dòng, không tạo bọt, trộn co2 hiệu quả

– Điểm yếu: tuy KHÔNG gây chết vi sinh nhưng dễ làm lọc bị AIR, phải qua 1 cốc sủi trước khi vào lọc nếu không sẽ không hiệu quả, không có bọt co2 đầu out

Lời khuyên: cẩn thận khi mất điện, sẽ gây air lọc và ảnh hưởng máy bơm

6. Cho co2 thẳng vào máy bơm của lọc

– Điểm mạnh: không giảm dòng, rẻ tiền, chỉ cần dùng máy bơm đánh nhuyễn co2 và bắn hạt li ti ra

– Điểm yếu: nếu cho 1 lượng lớn co2 vào thì máy bơm đánh không kịp, sẽ rất phí co2, bọt ra nhiều nên hơi mất thẩm mĩ

Tổng kết:

– Trộn nhuyễn co2 tan 100% tuy tốt, nhưng nếu có thêm bọt khí li ti bắn ra và đưa khắp hồ thì sẽ còn hiệu quả hơn nhiều.

– Có nhiều cách trộn tùy vào sở thích và mục đích từng người, không có loại nào là hoàn hảo nhất. Các bạn trải nghiệm và sẽ cảm thấy loại nào phù hợp với mình

– Riêng mình nếu lọc cực mạnh mình sẽ dùng loại cánh quạt ista, hoặc kết hợp ista và trộn chữ T, nếu lọc yếu hơn mình sẽ dùng chử T hoặc kết hợp nó với plant care.

by Phạm Thành Văn -thuysinhAZ


Tin tức liên quan

Ốc hại thủy sinh và cách xử lý
Ốc hại thủy sinh và cách xử lý

621 Lượt xem

Ốc hại thủy sinh xuất hiện trong hồ nguyên nhân là từ việc bạn sử dụng các loại nền, cát sỏi và cây thủy sinh, trứng ốc ẩn trong đó và khi gặp nước với điều kiện thuận lợi sẽ nở phát triển dày đặc trong hồ.

Lọc bị air và cách xử lý
Lọc bị air và cách xử lý

1423 Lượt xem

  Lọc hay có hiện tượng bị bọt khí hay kêu nhẹ ở đường nước out mọi người hay gọi là bị air, tình trạng này không làm ảnh hưởng hư hại gì cho lọc tuy nhiên nhìn bọt khí và tiếng kêu mọi người hay khó chịu.

Tổng hợp dụng cụ chăm sóc hồ thủy sinh
Tổng hợp dụng cụ chăm sóc hồ thủy sinh

898 Lượt xem

  Để giữ được hồ thủy sinh lun đẹp sạch sẽ chúng ta phải chăm sóc chiếc bể thường xuyên, tuy nhiên để làm đúng cách và tiết kiệm thời gian các bạn cần trang bị các dụng cụ chuyên dụng sẽ làm cho việc chăm sóc dễ dàng và nhanh chóng.

Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh
Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh

3882 Lượt xem

Lũa ra nhớt là hiện tượng rất bình thường, do đây là loại cây tươi được khai thác không phải loại lũa lõi khô. Khi vào hồ thủy sinh lũa sẽ tiết ra chất nhờn trắng như lòng trắng trứng gà bám theo thân lũa, nhìn khó chịu nhưng không phải vấn đề gì chỉ cần thả cá cho chúng ăn, hoặc lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ cho nó trôi ra, sau đó thay nước hút ra là xong. Nếu không quá vội bạn cứ ngâm lũa, layout chờ nhớt ra chà rửa sạch sẽ sau đó bắt đầu setup vào nền, vào cây là xong.

Hướng dẫn quy trình 10 bước chăm sóc hồ thủy sinh
Hướng dẫn quy trình 10 bước chăm sóc hồ thủy sinh

620 Lượt xem

  Hồ thủy sinh là hệ sinh thái khép kín nuôi cây, cá trong hồ kính. Chúng ta cần vệ sinh chăm sóc định kỳ hàng tuần hay hàng tháng tùy theo thể tích hồ lớn hay nhỏ, điều cần lưu ý là cần thực hiện tuần tự theo quy trình để đảm bảo cá, cây không bị khuấy động sốc môi trường.

Tổng hợp các loại cá cảnh đẹp bơi theo đàn trong hồ thủy sinh
Tổng hợp các loại cá cảnh đẹp bơi theo đàn trong hồ thủy sinh

541 Lượt xem

  Hồ thủy sinh là sự kết hợp giữa việc trồng cây nuôi cá, do vậy việc lựa chọn các loại cá cần ưu tiên các loại cá khỏe , không ăn cây thủy sinh, có kích thước vừa phải, có tập tính bơi theo đàn di chuyển xung quanh hồ rất đẹp khỏe.

  Tùy theo kích thước hồ, cũng như một số bạn tin vào số phong thủy sẽ lựa chọn số lượng cá cho phù hợp, tránh thả số lượng quá nhiều dễ thiếu hụt oxy cũng như vấn đề cho ăn và vệ sinh hồ.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng