Ốc hại thủy sinh và cách xử lý

Ốc hại thủy sinh xuất hiện trong hồ nguyên nhân là từ việc bạn sử dụng các loại nền, cát sỏi và cây thủy sinh, trứng ốc ẩn trong đó và khi gặp nước với điều kiện thuận lợi sẽ nở phát triển dày đặc trong hồ.

 Trong các loại ốc hại Thủy Sinh Phố chỉ đề cập đến ốc bàng quang là top trong các loại ốc hại với những ai chơi thủy sinh với tên gọi trong tiếng anh là AKA Bladder or Pond Snails. Loài ốc này có kích thước nhỏ, tối đa chỉ là 1.25cm. Chúng có vỏ trong suốt, có nhiều đốm trắng trên thân vỏ, trứng của chúng có màu trắng nhầy trong suốt rất khó thấy.

AKA Bladder or Pond Snails

  Để diệt loại ốc hại này nếu bắt thủ công bằng tay không bao giờ hết và kịp với tốc độ sinh sản của nó

THỦY SINH PHỐ giới thiệu 3 cách xử lý như sau :

  • Dùng bẫy ốc bạn có thể mua dụng cụ bẫy chuyên dùng hoặc sử dụng 1 cái chén bỏ thức ăn vào đó, ốc sẽ bò vào ăn và chúng ta nhấc chén bỏ ốc ra ngoài, cách này không triệt để lắm.
  • Cá nóc mini là loại cá thích ăn ốc hại, tuy nhiên cá nóc có thể tấn công lun các loài cá tép các bạn cân nhắc nhé.
  • Sử dụng ốc Helena hay còn gọi là ốc sát thủ, chúng sẽ tấn công triệt để ốc hại sau vài ngày, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý hết ốc hại thì ốc helena có khả năng tấn công các loại ốc có lợi như ốc nerita và tranh giành thức ăn với cá. Nhưng với mình đây là cách hiệu quả nhất để diệt ốc hại. Tầm hoạt động Helena khá mạnh nên tạm tính trong thể tích khoảng 40L nước bạn chỉ cần thả 2,3 con ốc Helena là đủ cứ thế nhân lên cho hồ lớn hơn là được.

Tin tức liên quan

Tổng hợp các loại cá cảnh đẹp bơi theo đàn trong hồ thủy sinh
Tổng hợp các loại cá cảnh đẹp bơi theo đàn trong hồ thủy sinh

633 Lượt xem

  Hồ thủy sinh là sự kết hợp giữa việc trồng cây nuôi cá, do vậy việc lựa chọn các loại cá cần ưu tiên các loại cá khỏe , không ăn cây thủy sinh, có kích thước vừa phải, có tập tính bơi theo đàn di chuyển xung quanh hồ rất đẹp khỏe.

  Tùy theo kích thước hồ, cũng như một số bạn tin vào số phong thủy sẽ lựa chọn số lượng cá cho phù hợp, tránh thả số lượng quá nhiều dễ thiếu hụt oxy cũng như vấn đề cho ăn và vệ sinh hồ.

Lọc chế thủy sinh
Lọc chế thủy sinh

293 Lượt xem

Lọc chế thủy sinh là loại thùng hình trụ thường sử dụng nhựa PVC hoặc inox

Hướng dẫn setup hồ thủy sinh cho người mới
Hướng dẫn setup hồ thủy sinh cho người mới

2578 Lượt xem

  Hồ thủy sinh là sự kết hợp nuôi cá tép và trồng cây thủy sinh trong bể kính. Tùy theo kinh phí, vị trí đặt hồ các bạn sẽ lựa chọn các kích thước và mẫu đơn giản đến phức tạp.

Hồ nhỏ có các kích thước cơ bản như cubic 20, 30x20x20, 40x30x30… ( dài x rộng x cao)cm

Hồ lớn có kích thước cơ bản 60x40x40, 80x40x40, 90x45x45.. ( dài x rộng x cao)cm

Rêu hại thủy sinh và cách xử lý
Rêu hại thủy sinh và cách xử lý

452 Lượt xem

1. Tảo nâu (Diatoms)

2. Rêu chùm đen (Black Beard Algae – BBA)

3. Rêu đốm xanh (Green Spot Algae – GSA)

4.  Rêu Tóc  (Hair Algae)

5. Rêu nhớt xanh (Blue Green Aglae)

6. Rêu nước xanh (Green water)

7. Rêu bụi xanh (Green Dust Alage – GDA)

8. Rêu Lông Tơ (Fuzz Algae)

Kinh nghiệm mua phụ kiện thủy sinh thanh lý
Kinh nghiệm mua phụ kiện thủy sinh thanh lý

777 Lượt xem

  Vì nhiều lí do một số anh em sau một thời gian chơi thủy sinh không có thời gian chăm sóc sẽ thanh lý hồ thủy sinh của mình.

  Sẽ có nhiều anh em muốn tiết kiệm chi phí so với mua hàng mới nên sẵn sàng săn các phụ kiện thủy sinh thanh lý này, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều vấn đề xung quanh chuyện mua bán phụ kiện thủy sinh thanh lý.

Tổng hợp các loại tép thủy sinh dễ nuôi cho người mới
Tổng hợp các loại tép thủy sinh dễ nuôi cho người mới

895 Lượt xem

Tép thủy sinh hay tép cảnh có kích thước khá nhỏ dài từ 1- 2cm, thân to 1-1,5mm, rất được mọi người chơi thủy sinh yêu thích bởi màu sắc sặc sỡ của nó. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại khiến cho người mới rất khó chọn lựa


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng