Hướng dẫn quy trình 10 bước chăm sóc hồ thủy sinh

  Hồ thủy sinh là hệ sinh thái khép kín nuôi cây, cá trong hồ kính. Chúng ta cần vệ sinh chăm sóc định kỳ hàng tuần hay hàng tháng tùy theo thể tích hồ lớn hay nhỏ, điều cần lưu ý là cần thực hiện tuần tự theo quy trình để đảm bảo cá, cây không bị khuấy động sốc môi trường.

1. Tắt hệ thống lọc chính, lọc váng, máy sủi oxy

2. Tắt quạt làm mát; (chiller)

3. Cắt tỉa lá già, lá hư, lá dính rêu hại, các ngọn cây cao che khuất chồng lấn qua các cụm khác

4. Chà mặt kính, đá, lũa bám rêu hại, bụi bẩn. Dùng vợt vớt cây lá, bụi bẩn vừa cắt tỉa chà hồ

5. Hút bụi bẩn dưới đáy, các ngóc nghách bám đọng ( phẩy tay cho bụi bay ra khỏi vị trí bám )

6. Lấy khăn lau bụi bẩn xung quanh bên ngoài hồ, mép hồ bên trong, lau sạch bụi bám đèn, quạt ( có thể gỡ ra khỏi hồ dễ thao tác )

7. Tháo lọc xịt rửa vật liệu lọc, bông lọc ( có thể thay mới )

8. Vào nước mới, chăm dung dịch khử clo, châm vi sinh, châm phân nước

9. Mở lại hệ thống lọc, quạt (chiller), máy sủi oxy

10. Dùng vợt vớt sạch lá, cặn còn sót, dùng khăn khô lau sạch hoàn chỉnh.

  Các bước trên Thủy Sinh Phố đã thực nghiệm qua rất nhiều hồ, tuy nhiên các bạn có gì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ liên hệ Thủy Sinh Phố để hướng dẫn chi tiết hơn nhé.


Tin tức liên quan

Lọc chế thủy sinh
Lọc chế thủy sinh

246 Lượt xem

Lọc chế thủy sinh là loại thùng hình trụ thường sử dụng nhựa PVC hoặc inox

Tổng hợp các loại tép thủy sinh dễ nuôi cho người mới
Tổng hợp các loại tép thủy sinh dễ nuôi cho người mới

793 Lượt xem

Tép thủy sinh hay tép cảnh có kích thước khá nhỏ dài từ 1- 2cm, thân to 1-1,5mm, rất được mọi người chơi thủy sinh yêu thích bởi màu sắc sặc sỡ của nó. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại khiến cho người mới rất khó chọn lựa

Kinh nghiệm mua phụ kiện thủy sinh thanh lý
Kinh nghiệm mua phụ kiện thủy sinh thanh lý

688 Lượt xem

  Vì nhiều lí do một số anh em sau một thời gian chơi thủy sinh không có thời gian chăm sóc sẽ thanh lý hồ thủy sinh của mình.

  Sẽ có nhiều anh em muốn tiết kiệm chi phí so với mua hàng mới nên sẵn sàng săn các phụ kiện thủy sinh thanh lý này, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều vấn đề xung quanh chuyện mua bán phụ kiện thủy sinh thanh lý.

Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh
Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh

3387 Lượt xem

Lũa ra nhớt là hiện tượng rất bình thường, do đây là loại cây tươi được khai thác không phải loại lũa lõi khô. Khi vào hồ thủy sinh lũa sẽ tiết ra chất nhờn trắng như lòng trắng trứng gà bám theo thân lũa, nhìn khó chịu nhưng không phải vấn đề gì chỉ cần thả cá cho chúng ăn, hoặc lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ cho nó trôi ra, sau đó thay nước hút ra là xong. Nếu không quá vội bạn cứ ngâm lũa, layout chờ nhớt ra chà rửa sạch sẽ sau đó bắt đầu setup vào nền, vào cây là xong.

Top 10 các loại vật liệu lọc xử lý nước hiệu quả hồ cá thủy sinh
Top 10 các loại vật liệu lọc xử lý nước hiệu quả hồ cá thủy sinh

242 Lượt xem

Hồ cá thủy sinh là hệ sinh thái khép kín, có dòng nước tuần hoàn luân chuyển từ nơi có cây cá qua hệ thống lọc trở lại hồ.

 Trong dòng nước luân chuyển đó bao gồm phân cá, thức ăn thừa, cặn bẩn…đi vào hệ thống lọc, tại đây nếu sắp xếp và sử dụng vật liệu lọc không đúng thì xem như hệ thống lọc mất tác dụng.

Bố cục thủy sinh – mối tương quan giữa layout và cây trồng trong bể thủy sinh
Bố cục thủy sinh – mối tương quan giữa layout và cây trồng trong bể thủy sinh

558 Lượt xem

Một bố cục thủy sinh nói chung được hình thành từ 2 phần cốt lõi là layout (phần sắp xếp lũa, đá hay còn gọi là hardscape) và cây trồng.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng