Hướng dẫn setup hồ thủy sinh cho người mới

  Hồ thủy sinh là sự kết hợp nuôi cá tép và trồng cây thủy sinh trong bể kính. Tùy theo kinh phí, vị trí đặt hồ các bạn sẽ lựa chọn các kích thước và mẫu đơn giản đến phức tạp.

Hồ nhỏ có các kích thước cơ bản như cubic 20, 30x20x20, 40x30x30… ( dài x rộng x cao)cm

Hồ lớn có kích thước cơ bản 60x40x40, 80x40x40, 90x45x45.. ( dài x rộng x cao)cm

Để có một hồ thủy sinh hoàn chỉnh và duy trì được lâu tối thiểu các bạn phải có các phụ kiện thiết bị như sau:

Phần cứng:

  1. Hồ kính tùy theo vị trí bạn đặt hồ
  2. Đèn là hệ thống chiếu sáng giúp cây quang hợp
  3. Lọc, vật liệu lọc giúp luân chuyển và lọc nước trong
  4. Phân nền là dinh dưỡng cấp cho cây sinh trưởng
  5. Quạt làm mát nhiệt độ hồ nóng cây và cá tép thủy sinh khó duy trì sự sống
  6. Máy sủi oxy ( nếu lượng cá nhiều lọc nhỏ )
  7. Chân hồ ( các hồ lớn từ 50cm trở lên )
  8. Bình Co2 nếu muốn cây đẹp hơn

Phần hỗ trợ setup:

  1. Lũa, cát, đá thủy sinh nếu thích trang trí thêm
  2. Cây thủy sinh
  3. Vi sinh giúp nước trong và tạo hệ vi sinh
  4. Nhíp trồng cây dùng để kẹp và cắm cây xuống nền

Quy trình setup hồ thủy sinh:

  1. Lót phân nền dưới đáy hồ, tạo độ dốc từ bên trong ra, trang trí thêm lũa đá để bên (trên nếu có)
  2. Trồng cây thủy sinh, cắm cây thấp phía trước, cây cao phía sau
  3. Vào nước, vào nhẹ tránh bị sôi nền nổi cây (nên rút bỏ nước lần đầu để nước trong hơn trước khi các bước tiếp theo )
  4. Châm vi sinh theo liều lượng hướng dẫn trên chai
  5. Lắp hệ thống lọc
  6. Lắp đèn, có thể mua ổ cắm hẹn giờ bật tắt tự động
  7. Lắp quạt ( nếu có )
  8. 3 ngày đầu mỗi ngày thay 50% lượng nước trong hồ, sau đó bạn có thể thả cá.

Thủy sinh phố giới thiệu các bước cơ bản như trên, tuy nhiên sẽ có những bước phức tạp cũng như lựa chọn các phụ kiện sao cho phù hợp các bạn nên đến cửa hàng sẽ tư vấn kỹ hơn nhé.


Tin tức liên quan

Lọc bị air và cách xử lý
Lọc bị air và cách xử lý

719 Lượt xem

  Lọc hay có hiện tượng bị bọt khí hay kêu nhẹ ở đường nước out mọi người hay gọi là bị air, tình trạng này không làm ảnh hưởng hư hại gì cho lọc tuy nhiên nhìn bọt khí và tiếng kêu mọi người hay khó chịu.

Rêu hại thủy sinh và cách xử lý
Rêu hại thủy sinh và cách xử lý

255 Lượt xem

1. Tảo nâu (Diatoms)

2. Rêu chùm đen (Black Beard Algae – BBA)

3. Rêu đốm xanh (Green Spot Algae – GSA)

4.  Rêu Tóc  (Hair Algae)

5. Rêu nhớt xanh (Blue Green Aglae)

6. Rêu nước xanh (Green water)

7. Rêu bụi xanh (Green Dust Alage – GDA)

8. Rêu Lông Tơ (Fuzz Algae)

Lọc chế thủy sinh
Lọc chế thủy sinh

198 Lượt xem

Lọc chế thủy sinh là loại thùng hình trụ thường sử dụng nhựa PVC hoặc inox

Tổng hợp dụng cụ chăm sóc hồ thủy sinh
Tổng hợp dụng cụ chăm sóc hồ thủy sinh

630 Lượt xem

  Để giữ được hồ thủy sinh lun đẹp sạch sẽ chúng ta phải chăm sóc chiếc bể thường xuyên, tuy nhiên để làm đúng cách và tiết kiệm thời gian các bạn cần trang bị các dụng cụ chuyên dụng sẽ làm cho việc chăm sóc dễ dàng và nhanh chóng.

Hướng dẫn quy trình 10 bước chăm sóc hồ thủy sinh
Hướng dẫn quy trình 10 bước chăm sóc hồ thủy sinh

479 Lượt xem

  Hồ thủy sinh là hệ sinh thái khép kín nuôi cây, cá trong hồ kính. Chúng ta cần vệ sinh chăm sóc định kỳ hàng tuần hay hàng tháng tùy theo thể tích hồ lớn hay nhỏ, điều cần lưu ý là cần thực hiện tuần tự theo quy trình để đảm bảo cá, cây không bị khuấy động sốc môi trường.

Phòng ngừa rêu hại thủy sinh như thế nào ?
Phòng ngừa rêu hại thủy sinh như thế nào ?

169 Lượt xem

Rêu hại trong hồ thủy sinh là gì?

  Rêu hại trong hồ thủy sinh là các loại rêu tự phát không mong muốn, chúng tấn công bám vào các cây thủy sinh, đá, lũa, bề mặt hồ kính nhìn rất mất thẩm mỹ.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng