Xử lý cá bị nấm trắng và phòng bệnh cá như thế nào ?

 Nếu bạn nhìn thấy cơ thể cá có lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng như hạt cát, đây chính là biểu hiện của việc cá đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.

Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.

Cách chữa bệnh nấm trắng cá cảnh

  Việc đầu tiên là tăng nhiệt độ lên 30 độ, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể mua cây sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới. ( Lưu ý hồ thủy sinh nên tắt quạt hoặc chiller trong thời gian trị bệnh cá)

Bio Knock 2: Cách sử dụng là có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 vào hồ theo tỷ lệ 1 giọt/10 lit nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Thay 50% nước trong hồ để loại bớt mầm bệnh và đưa nước mới chất lượng hơn vào hồ.

Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng. Cách dùng: Sử dụng với liều lượng 1g cho 100 lít nước, hoặc bạn thấy màu nước vàng như trà là được

Muối hột thêm muối hột theo tỷ lệ 300g/100 lít nước. Cho thuốc theo tỷ lệ 1 giọt/10 lít nước trong 3 ngày liên tiếp. Muối hột có thể tiêu diệt các tế bào nấm có trong nước. (lưu ý hồ thủy sinh KHÔNG cho muối trực tiếp vào hồ tránh trường hợp ảnh hưởng tới cây thủy sinh bị thối rữa)

Phòng tránh nấm cho hồ cá cảnh

  Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bạn nên thực hiện theo 2 nguyên tắc dưới đây để vi khuẩn nấm không bao giờ xuất hiện trong bể cá của mình.

  • Phần lớn cá cảnh không chịu được nhiệt độ quá thấp nên chúng ta cần sử dụng nhiệt kế kết hợp máy sưởi trong bể để theo dõi và xử lý kịp thời. Lưu ý điều này hơi ngược với các bạn chăm cây thủy sinh cần nhiệt độ thấp, do vậy các bạn phải cân đối giữa vấn đề nuôi cá và chăm cây thủy sinh.

  • Vệ sinh bể thường xuyên theo định kỳ bằng viẹc hút sạch lớp bẩn dưới đáy bể. Phân cá hoặc thức ăn thừa chính là tác nhân tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn nấm phát triển.

Tin tức liên quan

Tổng hợp các loại cá cảnh đẹp bơi theo đàn trong hồ thủy sinh
Tổng hợp các loại cá cảnh đẹp bơi theo đàn trong hồ thủy sinh

635 Lượt xem

  Hồ thủy sinh là sự kết hợp giữa việc trồng cây nuôi cá, do vậy việc lựa chọn các loại cá cần ưu tiên các loại cá khỏe , không ăn cây thủy sinh, có kích thước vừa phải, có tập tính bơi theo đàn di chuyển xung quanh hồ rất đẹp khỏe.

  Tùy theo kích thước hồ, cũng như một số bạn tin vào số phong thủy sẽ lựa chọn số lượng cá cho phù hợp, tránh thả số lượng quá nhiều dễ thiếu hụt oxy cũng như vấn đề cho ăn và vệ sinh hồ.

Chọn mua đèn thủy sinh sao cho phù hợp ?
Chọn mua đèn thủy sinh sao cho phù hợp ?

1026 Lượt xem

Yếu tố đầu tiên để chọn đèn thủy sinh là bạn nên chọn phong cách hồ thủy sinh mình muốn setup để quyết định mua đèn phù hợp với nhu cầu của mình.

Top 5 cửa hàng thủy sinh cá cảnh Thủ Đức
Top 5 cửa hàng thủy sinh cá cảnh Thủ Đức

317 Lượt xem

Cửa hàng Thủy Sinh Phố

Số 75 đường số 20 Phường Hiệp Chánh Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh

  • Chuyên tư vấn-thiết kế- thi công hồ cá thủy sinh, hồ bán cạn tại nhà
  • Chuyên nhận bảo trì,cải tạo hồ cá thủy sinh tận nơi  theo yêu câu với chất lượng và giá hợp lý
  • Cung cấp Cây thủy sinh, phụ kiện thủy sinh lũa, đá, bonsai và nhiều sản phẩm thủy sinh khác.
Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh
Xử lý nhớt trên lũa và các vấn đề xử lý lũa thủy sinh

4313 Lượt xem

Lũa ra nhớt là hiện tượng rất bình thường, do đây là loại cây tươi được khai thác không phải loại lũa lõi khô. Khi vào hồ thủy sinh lũa sẽ tiết ra chất nhờn trắng như lòng trắng trứng gà bám theo thân lũa, nhìn khó chịu nhưng không phải vấn đề gì chỉ cần thả cá cho chúng ăn, hoặc lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ cho nó trôi ra, sau đó thay nước hút ra là xong. Nếu không quá vội bạn cứ ngâm lũa, layout chờ nhớt ra chà rửa sạch sẽ sau đó bắt đầu setup vào nền, vào cây là xong.

Kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh
Kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh

593 Lượt xem

https://thuysinhduonglam.com/kinh-nghiem-cham-soc-ho-thuy-sinh.html

Mình đã mất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu và đúc kết những điều này và gói gọn nó trong vài gạch đầu dòng sau :

-         -  Tối ưu Co2

-         -  Ánh sáng vừa đủ

-         -  Nước mát

-         -  Hệ thống lọc tốt

-         -  Dinh dưỡng tổng hợp

-         -  Thả thiên địch

Mình sẽ nói chi tiết từng gạch đầu dòng cho anh em hiểu rõ, thứ tự từ dưới lên tương ứng với mức độ quan trọng tăng dần của nó đến hồ thủy sinh.

Những lưu ý cẩn trọng khi lắp đặt hồ cá
Những lưu ý cẩn trọng khi lắp đặt hồ cá

1029 Lượt xem

Thủy sinh phố đã nhận rất nhiều yêu cầu đến hỗ trợ khắc phục các sự cố hồ cá thủy sinh, xin nêu để các bạn và các bậc phụ huynh hết sức lưu ý khi có ý định muốn làm một hồ cá thủy sinh cho gia đình.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng