Phân nước thủy sinh là gì ?

Phân nước thủy sinh là gì ?

 Phân nước thủy sinh là dạng dinh dưỡng lỏng dùng cung cấp dinh dưỡng cho cây thủy sinh phát triển.

 Phân nước thường chia làm hai loại chính : phân nước đa lượngphân nước vi lượng, được chia theo các tỉ lệ khác nhau,  tùy theo loại cây trồng, mật độ cây trồng bạn sẽ chọn loại phù hợp.

Các loại phân nước thông dụng:

Phân nước thủy sinh có hại cho cá không?

Câu trả lời là không. Phân nước thủy sinh không gây hại cho cá kể cả khi bạn đổ nhiều hơn lượng khuyên dùng.

Khi nào cần châm thêm phân nước?

  Thông thường hồ thủy sinh có lót nền đầy đủ thì sau 6 tháng sẽ bắt đầu cạn dưỡng, lúc này chúng ta mới cần đến giải pháp bổ sung phân nước, tuy nhiên cần quan sát cây cối trong hồ để quyết định chọn loại nào và châm liều lượng cho phù hợp.

  Nếu cây trồng đã dừng phát triển, lá mới ra ít hoặc teo nhỏ, lá cũ xơ xác, đứt khỏi thân, nổi nhiều trên mặt nước tức là mức độ dinh dưỡng đã ở mức cạn kiệt, không đủ để duy trì sự sống một cách bình thường cho cây trồng nữa. Lúc này việc bổ sung phân nước là rất cần thiết nếu bạn không có ý định lật hồ, muốn giữ bố cục ban đầu.

  Trường hợp cây trồng vẫn phát triển nhưng hình thái lá, thân thay đổi, phát triển không bình thường như ban đầu thì nguyên nhân phần lớn là do hồ bị thiếu một hoặc vài chất nào đó chứ không hẳn là thiếu dinh dưỡng nói chung. Lúc này bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về hồ của mình và bổ sung các chất thiếu hụt chứ không nên châm phân nước tổng hợp.

Để bổ sung phân nước an toàn

  Chúng ta hãy thử với một liều lượng nhất định (thấp hơn liều lượng mà nhà sản xuất hướng dẫn), các bạn nên bắt đầu với liều lượng bằng 1/3 hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian châm phân nước vẫn tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chúng ta sẽ châm phân nước 3 lần và quan sát các thay đổi trong hồ.

  Nếu cây trồng có dấu hiệu hồi phục, bắt đầu thấy lại sự phát triển (ra chồi non mới) tức là bạn đang đi đúng hướng. Nếu có thêm dấu hiệu của các loài rêu hại, cần dừng lại, hạ liều lượng xuống thấp hơn (1/4 hướng dẫn của nhà sản xuất chẳng hạn). Nếu suôn sẻ, bạn có thể nâng độ đậm đặc lên 1/2 hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 3 lần châm phân nước tiếp theo mà mọi thứ vẫn ổn, bạn có thể nâng lên theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân nước

 Không nên sử dụng sản phẩm quá hạn sử dụng. Các bạn đừng chủ quan trong trường hợp này, hãy đọc kỹ thông tin của nhà sản xuất. Thường thì khi đã quá hạn một số chất trong phân nước sẽ bị biến đổi gây ra các kết quả không mong muốn lên cây trồng hoặc đơn giản là không còn tác dụng gì nữa.

  Dục tốc bất đạt. Nếu chưa hiểu rõ về tình hình hồ và phân nước mà mình đang dùng thì bạn hãy kiên nhẫn để tìm ra liều lượng phù hợp. Nôn nóng chỉ khiến bạn tiến nhanh tới thất bại với một hồ thủy sinh tàn lụi hoặc tràn ngập rêu hại.

  Ưu tiên sử dụng các sản phẩm phân nước tổng hợp, chúng sẽ giúp bổ sung toàn diện các chất cần thiết vào hồ. Muốn sử dụng các loại phân nước chỉ bổ sung vi lượng, trung lượng hoặc đa lượng thì bắt buộc bạn phải hiểu rõ hơn về hồ của mình.

Dựa vào các thông tin trên, bạn có thể đến cửa hàng Thủy Sinh Phố để được tư vấn kỹ hơn trước khi quyết định chọn loại phân nước nào cho phù hợp hồ thủy sinh của bạn.


Tin tức liên quan

Top 10 cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm không cần co2
Top 10 cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm không cần co2

162 Lượt xem

1. Rong tiểu bảo tháp

2. Rong đuôi chó

3. Thủy cúc

4. La hán xanh

5. Bèo nhật

6. Cỏ đỏ

7. Cây sunset

8. Huyết tâm lan

9. Lan nước

10. La hán đỏ

Top 10 cây thủy sinh lá đỏ đẹp
Top 10 cây thủy sinh lá đỏ đẹp

154 Lượt xem

Phong trào chơi thủy sinh hiện nay đã được mọi người rất quan tâm, hồ thủy sinh đem đến cho người chơi nhiều lợi ích rất lớn như tạo không gian xanh mát, lọc không khí trong lành..

Tuy nhiên với những ai muốn bể cá thủy sinh đẹp chuyên sâu rất muốn tìm hiểu và chọn các loại cây thủy sinh đẹp trang trí cho hồ cá.

Top 10 cây thủy sinh không cần co2
Top 10 cây thủy sinh không cần co2

144 Lượt xem

Thú chơi hồ cá hay hồ cá thủy sinh hiện nay rất phổ biến, đặc biệt trong không gian sống và làm việc ngày càng ngột ngạt ô nhiễm, hồ cá thủy sinh sẽ giúp tạo không gian xanh mát giúp tâm trí chúng ta thư giãn hơn.

Tuy nhiên để chăm sóc và duy trì tốt hồ cá thủy sinh, bể cá văn phòng chúng ta nên ưu tiên chọn các loại cây dễ sống, ít chăm sóc đặc biệt là những cây không cần phân nền, không cần co2.

Tổng hợp các loại cây thủy sinh trồng hồ cá ngoài trời
Tổng hợp các loại cây thủy sinh trồng hồ cá ngoài trời

202 Lượt xem

Hồ cá ngoài trời thường sử dụng các chậu cây cảnh, thùng xốp hoặc các hòn non bộ sân vườn. Đặc điểm chung các hồ này sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, phần đáy hồ ít dinh dưỡng và thường có vị trí thấp chỉ có thể ngắm từ phía trên.

Do vậy các bạn nên ưu tiên chọn các loại cây khỏe, cần ít dưỡng và đặc biệt có phần ngọn xòe to bên tên hay gọi là cây top view.

Phân nền thủy sinh là gì ?
Phân nền thủy sinh là gì ?

167 Lượt xem

Phân nền thủy sinh là thành phần quan trọng trong trong một hồ thủy sinh. Nó sẽ quyết định đến dinh dưỡng và nơi làm giá thể để các cây thủy bám rễ sinh sống và phát triển.

  Phân nền còn là nơi để hệ thống vi sinh phát triển và sinh sản. Một số loại phân nền trên thị trường còn hỗ trợ cân bằng độ pH trong nước. Tạo môi trường tự nhiên nhất trong các hồ thủy sinh.

Top 10 cây thủy sinh không ánh sáng
Top 10 cây thủy sinh không ánh sáng

173 Lượt xem

Setup một hồ thủy sinh mini để bàn văn phòng hiện nay không quá khó, vì thị trường đã có rất đa dạng các loại cây thủy sinh dễ chăm, tuy nhiên các loại cây cần ít sáng hoặc không có ánh sáng trực tiếp từ đèn thủy sinh không phải ai cũng biết.

Thủy Sinh Phố giới thiệu 10 loại cây cần ít ánh sáng cho các bạn lựa chọn.

1. Ráy thủy sinh

2. Dương xỉ thủy sinh

3. Rêu ja va

4. Rêu mini taiwan

5. Rong đuôi chó

6. Tiêu thảo thủy sinh

7. Cỏ đỏ thủy sinh

8. Lan nước

9. Tre thủy sinh

10. Rau má dù thủy sinh


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng